-
02
Feb
Gợi ý cách đóng gói hàng an toàn
Hiện nay nhu cầu vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng cao, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đóng gói hàng hoá sao cho được vận chuyển đến nơi an toàn, không bị hư hỏng, đổ vỡ. Chính vì vậy hãy cùng Vận tải Hoàng Minh tham khảo một số cách đóng gói hàng hoá dưới đây để việc vận chuyển của quý khách trở nên dễ dàng hơn.
Chọn vật liệu đóng gói phù hợp với từng loại hàng hoá
Việc đóng gói hàng hoá vận chuyển hàng đi tỉnh rất quan trọng bởi đây là một trong những khâu đầu tiên nhưng cũng rất quan trọng đảm bảo độ nguyên vẹn, không hư hỏng trong suốt quá trình. Đặc biệt tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá được vận chuyển sẽ có những vật liệu đóng gói hàng hoá phù hợp riêng như:
- Đối với hàng hóa thông thường: có thể dùng thùng carton, bìa cứng để đóng gói.
- Đối với mặt hàng dễ vỡ: nên chọn thùng xốp hoặc các cuộn xốp bọc hàng để giảm sự va chạm trong quá trình vận chuyển.
- Đối với các loại máy móc, trang thiết bị: nên chọn thùng gỗ chắc chắn để không làm gãy, rơi đồ đạc.
- Đối với các loại giấy tờ tài liệu: nên dùng bao bì giấy đóng gói để tránh bị lẫn giấy tờ.
Ghi đầy đủ thông tin về hàng hoá trước khi vận chuyển
Để hàng hoá không bị thất lạc cũng như để người bốc xếp, vận chuyển chú ý, quan tâm hơn đến hàng hoá của bạn. Sau khi hoàn tất đóng gói hàng hoá chúng ta nên sử dụng tờ giấy nhỏ hoặc ghi chú các thông tin liên quan đến hàng hoá ngay bên ngoài kiện hàng.
Ngoài ra đối với các mặt hàng dễ vỡ chúng ta nên chú ý tuyệt đối không được xếp các loại hàng dễ vỡ chồng lên nhau để giảm những rủi ro, sự cố có thể xảy ra.
Đóng gói hàng dễ vỡ thật nhẹ tay để tránh trường hợp mặt hàng này bị hư hỏng ngay trong quá trình đóng gói hàng hóa.
Khi gói hàng hoá dễ vỡ nên sử dụng loại túi cuốn chuyên dụng hoặc giấy để cuốn xung quanh bên ngoài và sử dụng xốp chèn vào các khe hở.
Nên sử dụng và dán các kí hiệu đối với các mặt hàng dễ vỡ mà khách hàng cần nhân viên lưu ý trong quá trình vận chuyển.
CÁCH đóng gói HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI TỪNG MẶT HÀNG
Ngoài những quy định chung về quy cách đóng gói hàng hóa mà Hoàng Minh cung cấp khách hàng cần nắm được các cách đóng gói cho từng sản phẩm, mặt hàng cụ thể. Việc này sẽ giúp quý khách đóng gói hàng hoá đúng cách và hạn chế nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển. Đối với từng mặt hàng cụ thể sẽ có những cách đóng gói khác nhau như:
+ Đối với hàng hoá dễ vỡ
Thủy tinh, gốm sứ là các mặt hàng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt các mặt hàng này rất dễ vỡ nên để đảm bảo an toàn khi vận chuyển trước tiên cần sử dụng loại giấy bọt khí có khả năng đàn hồi, chống va đập để bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 3 đến 5 lớp và đóng gói vào thùng carton.
Khi đóng gói loại hàng hóa này vào thùng carton cần chú ý chèn thêm xốp hoặc mút, hạt xốp, tấm bọt khí,… để đảm bảo hàng hóa không xê dịch khi vận chuyển. Đồng thời bên ngoài phải dán cảnh báo hàng dễ vỡ.
+ đối Với mặt hàng điện tử, linh kiện điện tử
Với những mặt hàng điện tử, dễ hư hỏng cần sử dụng các loại chất liệu đệm là mút, xốp, bọt mềm,… khi đóng gói vận chuyển để giúp tránh tình trạng va đập. Tuỳ vào các linh kiện điện tử khác nhau sẽ có cách đóng gói khác nhau.
- Sản phẩm điện tử – linh kiện còn nguyên hộp từ Nhà sản xuất:
Những sản phẩm linh kiện mới chưa qua sử dụng, còn nguyên hộp nhãn mác thì việc đóng gói thường đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều bởi các sản phẩm này đã được đóng gói sẵn theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Khách hàng chỉ cần bọc thêm một lớp keo dán cố định để vận chuyển hàng đi nơi khác.
- Sản phẩm điện tử – linh kiện có kích thước nhỏ:
Với những linh kiện nhỏ, dễ rơi, hỏng như chip điện tử, bo mạch, pin điện thoại, điện thoại,... Khi vận chuyển khách hàng có thể chèn thêm lớp chống sốc như mút, bông, vải,… và cố định vị trí sản phẩm giữa bao bì để giảm thiểu va chạm khi vận chuyển gây hư hỏng hàng.
- Sản phẩm điện tử – linh kiện có kích thước lớn:
Đối với các sản phẩm điện tử, linh kiện có kích thước lớn như điện thoại, máy ảnh, máy quay phim, tivi,…cần đóng gói sản phẩm bằng các hộp carton, thùng gỗ lớn và có chèn thêm xốp hoặc mút xung quanh để cố định, tránh gây va đập, đổ bể trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt độ dày của giấy bóc tối thiểu phải là 5cm và kích thước hộp đóng gói phải tương đương hoặc lớn hơn kích thước hàng hóa.
+ Đối với thiết bị văn phòng phẩm
Đối với mặt hàng sách, văn phòng phẩm thì quy trình đóng gói sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Khách hàng chỉ cần đóng gói sao cho các vật dụng không bị thấm nước, hạn chế trầy xước bằng cách cuộn, bọc nilon và cho vào các ống nhựa hoặc bìa carton cứng có kích thước phù hợp được bịt kín hai đầu.
+ Đối với Đồ gia dụng kích thước lớn
Với đồ gia dụng có kích thước lớn như máy quạt, điều hoà, máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh,.... quý khách cần phải chèn xốp có độ dày từ 5cm trở lên xung quanh sản phẩm rồi mới cho vào thùng carton để đóng gói. Nên sử dụng loại thùng carton có 3 lớp và niêm phong các nếp gấp của hộp bằng băng dính để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
+ Đối với mặt hàng khô
Thực phẩm khô là mặt hàng rất phổ biến thường xuyên được vận chuyển. Mặt hàng này rất dễ vỡ vụn nên cần được đóng gói kín bằng nhiều lớp và có túi chống ẩm hoặc nên hút chân không để đảm bảo giữ được chất lượng thực phẩm, tránh phát mùi.
Đặc biệt với các loại thực phẩm khô có hạn sử dụng dưới 1 tháng, cần lưu ý điều kiện lưu trữ, vận chuyển.